Bộ Quy tắc đạo đức

Hyosung Việt Nam sẽ chiếm trọn niềm tin của bạn bằng quá trình kinh doanh trung thực.
Với nỗ lực nhằm đảm bảo tính minh bạch hơn trong quản lý kinh doanh của mình, Hyosung đã đề ra 'Bộ Quy tắc đạo đức' để tất cả nhân viên có thể tham khảo nó như một bộ hướng dẫn để đưa ra quyết định đúng đắn và có đạo đức. Hyosung sẽ tiếp tục thúc đẩy văn hóa doanh nghiệp lành mạnh và thực hiện các vai trò và trách nhiệm xã hội của mình với tư cách là một công dân doanh nghiệp toàn cầu.
Nguyên tắc chung

I. Phạm vi áp dụng Quy tắc đạo đức
Bộ quy tắc đạo đức của Hyosung được áp dụng cho toàn thể các Công ty thành viên, các Chi nhánh và các công nhân viên.
II. Kiểm tra việc thực hiện Quy tắc đạo đức
Việc tuân thủ quy tắc đạo đức của Hyosung có thể được kiểm tra thường xuyên, và trong trường hợp tiêu chuẩn áp dụng bộ quy tắc chưa rõ ràng thì có thể yêu cầu xin ý kiến của team Audit.
III. Báo cáo khi có vi phạm
Tất cả những người có liên quan trong phạm vi áp dụng quy tắc đạo đức này nếu nhận biết có trường hợp vi phạm quy tắc đạo đức thì phải báo ngay cho team Audit.
Khi phát hiện những hành động trái đạo đức hoặc hành vi tham nhũng thì phải thực hiện trình báo thông qua hệ thống trình báo về đạo đức, thân phận của người trình báo và nội dung trình báo phải được đảm bảo bí mật, và tuyệt đối nghiêm cấm việc phân biệt đối xử trong công việc hay gây bất kỳ bất lợi nào cho người trình báo.
Ⅰ. Tuân thủ nội quy và quy định pháp luật

“Tuyệt đối tuân thủ nội quy của Công ty và quy định pháp luật.”
1. Tôn trọng các chính sách của nhà nước và tuân thủ tất cả các quy định pháp luật cũng như quy tắc đạo đức xã hội.
2. Tuyệt đối tuân thủ nội quy và phương châm kinh doanh của Công ty, đồng thời thực hiện đầy đủ trách nhiệm và nghĩ vụ của mình.
3. Liên tục tạo ra các vị trí việc làm thông qua việc tạo ra lợi nhuận tốt, hoàn thành các trách nhiệm cơ bản của mình một cách trung thực với vai trò là một thành viên của xã hội.
4. Tuân thủ các quy định của pháp luật và tôn trọng trật tự kinh tế, thói quen giao dịch không chỉ ở trong nước mà còn ở tất cả những nơi Công ty đang tiến hành hoạt động kinh doanh.
5. Không thực hiện hoặc tham gia vào việc rửa tiền hoặc các giao dịch nội gián bất hợp pháp.
Ⅱ. Kinh doanh tôn trọng khách hàng

“Công ty tồn tại là để cung cấp những giá trị có thể mang đến sự hài lòng cho khách hàng.”
1. Sự tin tưởng của khách hàng được xem là giá trị ưu tiên hàng đầu.
2. Cung cấp chất lượng sản phẩm và dịch vụ khác biệt mang đến sự hài lòng cho khách hàng.
3. Nỗ lực thiết lập một văn hóa giao dịch minh bạch và công bằng, đồng thời phát triển các mối quan hệ hợp tác tốt đẹp với khách hàng.
Ⅲ. Kinh doanh định hướng cổ đông

“Các cổ đông chính là người chủ Công ty, và sự tin tưởng của các Cổ đông là tuyệt đối.”
1. Nâng cao kết quả kinh doanh thông qua việc sáng tạo ra những giá trị nhằm tăng lợi ích của các cổ đông và các nhà đầu tư.
2. Kinh doanh hợp lý và minh bạch nhằm mang lại niềm tin cho các cổ đông và nhà đầu tư.
3. Tôn trọng quyền lợi của các cổ đông và các nhà đầu tư, cung cấp các thông tin cần thiết đúng thời điểm để đem lại những lợi ích thiết thực.
Ⅳ. Kinh doanh tôn trọng công nhân viên

“Mỗi công nhân viên là tài sản lớn nhất của Công ty”
1. Tôn trọng nhân cách của mỗi nhân viên, thiết lập văn hóa doanh nghiệp hợp lý và tốt đẹp dựa trên nền tảng thấu hiểu và tôn trọng lẫn nhau.
2. Tạo ra bầu không khí nơi làm việc để mỗi cá nhân có thể phát huy tự do tính sáng tạo của mình, đồng thời tạo nên một môi trường làm việc an toàn và thoải mái.
3. Không phân biệt đối xử vô lý dựa trên những lý do như quốc tịch, học lực, vùng miền, giới tính, độ tuổi, tôn giáo, khuyết tật, khuynh hướng chính trị, tình trạng hôn nhân…
Ⅴ. Kinh doanh với sự tuân thủ pháp luật của công nhân viên

“ Tất cả Công nhân viên cùng theo đuổi hiệu quả công việc công bằng và minh bạch thông qua việc tuân thủ đạo đức kinh doanh.”
1. Công nhân viên không chỉ thị hoặc đáp ứng thực hiện các công việc phi đạo đức hoặc không công bằng trong phạm vi công ty.
2. Công nhân viên không nhận hoặc hứa hẹn hối lộ.
3. Công nhân viên phải nỗ lực không để phát sinh vấn đề xung đột lợi ích giữa Công ty và khách hàng, giữa các khách hàng với nhau, trong trường hợp có xung đột thì phải ưu tiên lợi ích của Công ty và khách hàng.
4. Công nhân viên phải quản lý và lưu trữ chặt chẽ những thông tin của Công ty và khách hàng có được thông qua công việc của Công ty, và không sử dụng vào mục đích cá nhân.
Ⅵ. Kinh doanh cùng phát triển với nhà cung cấp

“ Nhà cung cấp chính là nguồn gốc năng lực cạnh tranh của Công ty, và phải hướng đến việc cùng nhau phát triển bằng việc giao dịch minh bạch và công bằng.”
1. Trong việc lựa chọn và giao dịch với nhà cung cấp, phải xem xét liệu nhà cung cấp có phù hơp với các yếu tố nhân quyền, môi trường, giá trị xã hội của Hyosung hay không.
2. Thực hiện giao dịch đôi bên cùng có lợi, và không thực hiện các giao dịch không công bằng lạm dụng vị trí ưu thế của mình.
3. Tạo nên nền tảng cùng nhau phát triển thông qua các hoạt động hỗ trợ trên nhiều phương diện giúp nhà cung cấp phát triển bền vững.
Ⅶ. Kinh doanh có trách nhiệm xã hội

“Với vai trò là một thành viên quan trọng của xã hội, doanh nghiệp phải phát triển hài hòa với xã hội”.
1. Thực hiện hết các trách nhiệm và nghĩa vụ đối với xã hội, nỗ lực vì sự phát triển và thịnh vượng chung thông qua các hoạt động đóng góp cho xã hội.
2. Hướng đến doanh nghiệp thân thiện với môi trường, và nỗ lực hết mình nhằm nhận được sự tôn trọng từ xã hội.
3. Để hình thành nên chuỗi cung ứng bền vững, khi tiến hành mua hàng caand phải phản ánh được tính bền vững của sản phẩm và nhà cung cấp cũng như tính hợp pháp của quá trình sản xuất trong các tiêu chuẩn thu mua.